Workshop: “Xây dựng Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp Quốc gia và địa phương 2025 theo tiêu chuẩn quốc tế của Mạng lưới Khởi nghiệp toàn cầu (GEM)”
15:11 16/04/2025
Chiều nay, ngay 16/4/2025, Tại trụ sở Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức chương trình Hội nghị “Xây dựng Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp Quốc gia và địa phương 2025 theo tiêu chuẩn quốc tế của Mạng lưới Khởi nghiệp toàn cầu (GEM)” năm 2025.
Ngày hôm nay, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia vui mừng thông báo Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Giám sát Khởi nghiệp Toàn cầu (GEM - Global Entrepreneurship Monitor) - mạng lưới nghiên cứu khởi nghiệp lớn nhất toàn cầu với hơn 60 quốc gia thành viên. Việc gia nhập GEM đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc chuẩn hóa và nâng cao chất lượng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế.
Việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Giám sát Khởi nghiệp Toàn cầu (GEM - Global Entrepreneurship Monitor), Mạng lưới Khởi nghiệp toàn cầu (GEM) của Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia. Sự kiện này là một dịp đặc biệt khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới Khởi nghiệp Toàn cầu (GEM) – mạng lưới được công nhận trên toàn thế giới về nghiên cứu khởi nghiệp. Điều này đánh dấu một bước quan trọng trong việc đưa hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế.
Tham dự chương trình có các đại biểu, lãnh đạo và chuyên gia danh dự từ Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam, các sở ban ngành tỉnh, các viện nghiên cứu và các trung tâm đổi mới sáng tạo trên toàn quốc. Tham dự có Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Xuân Nhạ – Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ Mai Trọng Nhuận – Cố vấn Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Mạnh Cường – Phó Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia. Về phía Quốc tế có đại diện các tổ chức Quốc tế, Giám đốc Điều hành Tổ chức Giám sát khởi nghiệp toàn cầu Tiến sĩ Aileen Ionescu-Somers – Giám đốc Điều hành của Global Entrepreneurship Monitor – phát biểu trực tuyến qua nền tảng Zoom. ông Narender Gaur – Phó Chủ tịch cao cấp – phát biểu qua nền tảng Zoom.
Tham gia có sở ban ngành tỉnh và các trung tâm đổi mới sáng tạo địa phương Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hà – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định, Ông Lê Văn Trung – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định, Ông Lưu Đức Bình, Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể, Bộ Tài Chính, Ông Nguyễn Ngọc Hoa – Giám đốc Trung tâm Khám phá Khoa học và Đổi mới sáng tạo, Bà Đỗ Thị Nhung – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Đổi mới và Khởi nghiệp, Thành phố Hải Phòng
Bà Đại diện của Gem chúc mừng Viêt Nam phát triển bền vững. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức mạng lưới nghiên cứu khởi nghiệp lớn nhất toàn cầu với hơn 60 quốc gia thành viên. Việc gia nhập GEM đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc chuẩn hóa và nâng cao chất lượng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế.
Tham dự có Tiến sĩ Đinh Việt Hoa – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, các lãnh đao Viện trưởng Viện khởi nghiệp, lanh đạo Viện Quản trị và thương mại Điện tử và các phòng ban chức năng của Hiệp hội. Tiến sĩ Đinh Việt Hoa vì những phát biểu khai mạc đầy ý nghĩa và truyền cảm hứng. Tầm nhìn của ông thực sự định hình không khí cho buổi hội thảo hôm nay. Ngày hôm nay, Giám đốc đã đề cập đên câu chuyện về báo cáo chỉ số khởi nghiêp Quốc gia tại Việt Nam. Chúng ta biết được định hướng và sẽ phối hợp với GEM để có sự liên kết với tổ chức GEM.
TS. Đinh Việt Hòa (Mô hình Khởi nghiệp và Tăng trưởng Doanh nghiệp tại Việt Nam). Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia đã đưa ra một kế hoạch quan trọng để phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 2025-2030, nhằm đạt được mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2030. Một trong những mô hình đáng chú ý được trình bày trong báo cáo là mô hình SME House, được tham khảo từ Azerbaijan. Mô hình này kết hợp giữa các yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp từ ươm mầm, phát triển các hộ cá thể, cho đến các doanh nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp thông minh. Tháp khởi nghiệp này mô tả sự phát triển từ các doanh nghiệp nhỏ ban đầu đến các doanh nghiệp sáng tạo, rồi tới các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và sử dụng trí tuệ nhân tạo. Theo báo cáo, tình hình hiện tại cho thấy số lượng doanh nghiệp mới thành lập vẫn chưa đủ bù đắp cho số doanh nghiệp đóng cửa. Bình quân hàng năm, Việt Nam chỉ còn lại khoảng 10.000 doanh nghiệp mới mỗi năm, với mục tiêu đột phá lên 1 triệu doanh nghiệp mới trong giai đoạn tới. Trong đó, đặc biệt quan trọng là cứu vãn những doanh nghiệp đã có, giúp họ tồn tại và phát triển bền vững.
Khởi nghiệp sáng tạo đang trở thành xu thế mới tại Việt Nam, tuy nhiên, để phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp này cần có một môi trường pháp lý thuận lợi, đặc biệt là về việc gọi vốn và quản lý tài chính. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn chưa có đầy đủ các quy định về các vòng gọi vốn như ở các nước khác. Một trong những mảng quan trọng trong tương lai là phát triển "doanh nghiệp thông minh" sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), để đưa Việt Nam lên một tầm cao mới trong nền kinh tế số. Để phát triển hệ sinh thái này, ngoài các doanh nghiệp sáng tạo và thông minh, còn cần có sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp sáng tạo và thông minh. Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia đã vẽ ra một mô hình hệ sinh thái doanh nghiệp và các nhiệm vụ chính để triển khai mô hình này, nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
Trong thời gian tới, Hiệp hội sẽ triển khai các nhiệm vụ nhằm hoàn thiện mô hình này, bao gồm việc củng cố các cơ sở hỗ trợ khởi nghiệp, đẩy mạnh các sáng kiến giúp phát triển doanh nghiệp sáng tạo và thông minh, và phát triển môi trường pháp lý cho các startup. Các nhiệm vụ này sẽ được đưa vào kế hoạch hành động quốc gia, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. Với sự quyết tâm và những sáng kiến mới, Việt Nam đang trên đà xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp thông minh, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước trong thập kỷ tới.
PGS.TS. Nguyễn An Thịnh – Trưởng nhóm nghiên cứu GEM Việt Nam trình bày tham luận với chủ đề: “Xây dựng báo cáo chỉ số khởi nghiệp quốc gia và cấp tỉnh 2025 theo chuẩn quốc tế của GEM” lắng nghe những góc nhìn đa chiều và sâu sắc đến từ các chuyên gia đầu ngành – những người đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực phát triển bền vững, khoa học công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam.
Cung cấp bức tranh toàn cảnh về hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong bối cảnh quốc tế; Xác định lợi thế so sánh của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới; Theo dõi và phân tích xu hướng phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam theo thời gian; Xác định những ngành, lĩnh vực khởi nghiệp tiềm năng và có khả năng phát triển mạnh trong tương lai; Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước; Khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ và thu hút sự tham gia của các bên liên quan vào hệ sinh thái khởi nghiệp; Thu hút đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam; Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế; Góp phần xây dựng nền kinh tế tri thức và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Quá trinh hình thành các nhóm nghiên cứu học thuật phi lợi nhuận: Ước tính sự tham gia vào các doanh nghiệp khởi nghiệp và các công ty mới ở các quốc gia khác nhau. Tăng trưởng từ 10 quốc gia vào năm 1999 lên hơn 70 quốc gia và hơn 200.000 người trả lời. Khảo sát người trưởng thành (APS). Khảo sát chuyên gia quốc gia (NES). Các nhóm quốc gia cung cấp dữ liệu theo cùng một tiêu chuẩn, do đó có thể so sánh các quốc gia. Tiếp cận của GEM. Đo lường sự khác biệt toàn cầu về mức độ và bản chất của hoạt động khởi nghiệp. Khám phá các yếu tố quyết định mức độ hoạt động khởi nghiệp. Xác định các chính sách có thể thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp. Có được bức tranh chi tiết về các doanh nhân trên thế giới. Xác định vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế; Bao trùm các quốc gia trên toàn cầu; Đặt ra các tiêu chuẩn quốc tế cho nghiên cứu khởi nghiệp dựa trên khảo sát xã hội.
Ý định khởi nghiệp do nhóm nghiên cứu đề ra đó là: Bạn có kế hoạch cụ thể để hiện thực hóa ý định bắt đầu một công việc kinh doanh mới trong 3 năm tới không? Bạn có dự định bắt đầu một công việc kinh doanh mới trong vòng 3 năm tới không? Bạn có đang chuẩn bị các yếu tố cần thiết (tài chính, ý tưởng, nhân lực) để bắt đầu một công việc kinh doanh mới không? Bạn có sẵn sàng thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình dù gặp khó khăn không? Bạn có ý tưởng kinh doanh cụ thể nào đã được định hình rõ ràng không? Bạn có tin rằng ý tưởng kinh doanh của mình có thể triển khai hiệu quả trong thị trường hiện tại không? Bạn đã lường trước các rủi ro tiềm tàng khi triển khai ý tưởng kinh doanh chưa? Bạn có coi khởi nghiệp là một mục tiêu trong sự nghiệp lâu dài của mình không? Bạn có ưu tiên khởi nghiệp hơn các lựa chọn nghề nghiệp khác (như làm thuê) không? Khởi nghiệp có phải là cách bạn muốn phát triển sự nghiệp và đạt được thành tựu cá nhân không?
Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Xuân Nhạ – Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phát biểu.
GS.Phùng Xuân Nhạ "Phát Triển Khởi Nghiệp Quốc Gia và Hội Nhập Quốc Tế". Mới đây, GS. Phùng Xuân Nhạ, một trong những chuyên gia hàng đầu về khởi nghiệp, đã có những chia sẻ quan trọng về hướng đi của khởi nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia vừa gia nhập Mạng lưới Khởi nghiệp Toàn cầu (GEM), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hội nhập quốc tế. Điều này không chỉ giúp Việt Nam cập nhật các xu hướng toàn cầu mà còn tạo ra cơ hội giao lưu, học hỏi từ các quốc gia phát triển trong lĩnh vực khởi nghiệp. Việc tham gia GEM sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc cải thiện chỉ số khởi nghiệp quốc gia và địa phương, giúp đánh giá chính xác hơn về môi trường khởi nghiệp trong nước.
GS. Nhạ cũng nhấn mạnh rằng chỉ số khởi nghiệp quốc gia và địa phương cần tiếp cận phù hợp, sử dụng GEM làm khung chuẩn, nhưng tránh chi tiết quá mức trong sáng tạo. Khi bổ sung chỉ số, các cơ quan liên quan cần cân nhắc kỹ lưỡng và thực hiện một cách từ từ, hoàn thiện dần dần, không vội vàng. Cấu trúc báo cáo cũng được đề xuất rõ ràng: trọng tâm là hệ chỉ số quốc gia và địa phương, với phần phụ lục chứa các thuật ngữ và câu chuyện khởi nghiệp để tránh làm báo cáo trở nên quá khó khăn. Trong bài học quốc tế, việc so sánh các quốc gia dựa trên các tiêu chí cụ thể sẽ giúp các cấp quản lý có cái nhìn rõ ràng hơn về môi trường khởi nghiệp toàn cầu. Một phần quan trọng trong báo cáo là tóm tắt kết quả đánh giá, giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về tình hình hiện tại và hướng đi tương lai. Đến năm 2027, GS. Nhạ kỳ vọng tất cả các địa phương sẽ tham gia vào hệ thống đánh giá này, tạo nên một mạng lưới khởi nghiệp đồng đều trên toàn quốc.
Ông Lưu Đức Bình, Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể, Bộ Tài Chính
Đẩy Mạnh Khởi Nghiệp và Phát Triển Hệ Sinh Thái Doanh Nghiệp tại Việt Nam. Mới đây, trong một cuộc hội thảo về khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam, anh Lưu Đức Bình, đại diện Cục Phát triển Doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế Tập thể thuộc Bộ Tài chính, đã chia sẻ các phương hướng quan trọng trong việc thúc đẩy khởi nghiệp trong các trường đại học. Anh nhấn mạnh rằng các trường đại học cần đóng vai trò trung tâm trong việc ươm tạo ý tưởng khởi nghiệp và hỗ trợ sinh viên, học sinh tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp. Việc này không chỉ tạo ra môi trường thuận lợi cho các startup mà còn giúp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững cho đất nước.
Anh Lưu Đức Bình cũng cho biết, Bộ Tài chính sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, các hiệp hội và tổ chức liên quan để triển khai các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp. Điều này nhằm tạo ra một mạng lưới hỗ trợ vững chắc cho các doanh nghiệp mới thành lập, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Ths. Lý Đình Quân – Phó Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp quốc gia, TGĐ Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn
Bên cạnh đó, ông Lý Đình Quân, Tổng Giám đốc Khởi nghiệp Sông Hồng, cũng đã có những đề xuất quan trọng về việc kết hợp các chỉ số khởi nghiệp quốc tế, cụ thể là chỉ số GEM, với các chỉ số tổng hợp khác để có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình khởi nghiệp tại Việt Nam. Ông Quân cho rằng việc tích hợp các chỉ số GEM với các yếu tố khác sẽ giúp đánh giá chính xác hơn về hiệu quả và tiềm năng của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời tạo ra các công cụ đo lường phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam.
Ngoài ra, ông Quân cũng đề xuất việc kết hợp chỉ số GEM với phân tích hệ sinh thái khởi nghiệp tại các địa phương. Việc này sẽ giúp các cơ quan chức năng nắm bắt được tình hình phát triển khởi nghiệp ở từng khu vực, từ đó đưa ra các chính sách và giải pháp hỗ trợ phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển khởi nghiệp trên cả nước. Với những sáng kiến và đề xuất này, các chuyên gia hy vọng rằng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ các mô hình khởi nghiệp sáng tạo, từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hà – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định
Tiến sĩ Vũ Mạnh Cường – Phó Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia
Bà Đỗ Thị Nhung – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Đổi mới và Khởi nghiệp, Thành phố Hải Phòng
Ông Lê Văn Trung – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định
Khách mời chụp ảnh tại trụ sở Hiệp hội khởi nghiệp Quốc gia.
Người thực hiện:
Tài Tuệ - Thu Trang - Huyền Trang - Hoa Dơn