Hội nghị bàn tròn xúc tiến thương mại xuyên biên giới và đâu tư khởi nghiệp Bình Định trong kỷ nguyên kinh tế số
14:24 26/03/2025
(VINEN) - Chiều nay, ngày 26/3/2025, Hội nghị bàn tròn xúc tiến thương mại xuyên biên giới và đâu tư khởi nghiệp Bình Định trong kỷ nguyên kinh tế số trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 – Bình Định 2025 (National Startup Summit, Bình Định 2025).
Hội nghị bàn tròn xúc tiến thương mại xuyên biên giới và đâu tư khởi nghiệp Bình Định
Chương trình Hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới và đầu tư khởi nghiệp tỉnh Bình Định trong khuân khổ Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia lần thứ 6 – Bình Định 2025 – The 6th National Startup Summit, Bình Định 2025. Đên tham dự có Ngài Marri Kohdayar - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pakistan tại Việt Nam; Ông Dương Lập Phu, Tổng giám đốc Trung tâm kinh tế và thương mại Trung Quốc - ASEAN, Khu Ươm tạo Thương mại điện tử xuyên biên giới. Ông Nguyễn Hữu Hà – Phó giám đốc sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình Định; Ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC); Ông Phạm Ngọc Sinh – Phó giám đốc sở khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Nam; Ông Phan Hồ Giang, Phó Giám đốc sở khoa học và công nghệ tỉnh Gia Lai; Ông Phan Minh Hiển, Phó Giám đốc sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình Phước; Ông Huỳnh Trung Kim, Phó Giám đốc sở khoa học và công nghệ tỉnh Kontum; Ông Nguyễn Hoài Trung, Phó Giám đốc sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình Thuận.
TS.Đinh Việt Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia
Về phía Hiêp hôi có TS.Đinh Việt Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia; TS.Vũ Mạnh Cường, Chủ tịch IC Group, Phó Chủ tịch Hiệp hội khởi nghiệp quốc gia; Ông Nguyễn Quang Huy, phó chủ tịch Hiệp hội khởi nghiệp quốc gia; Ông Lý Đình Quân, Phó Chủ tịch Hiệp hội; Ông Nguyễn Quang Huy Phó Tổng thư ký Thường trực; PGS.TS.Nguyễn An Thịnh, Chủ tịch HĐKH Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp. TS.Lê Văn Nguyên, Viện trưởng Viện Quản trị và Thương mại Điện tử và tham dự của các startup, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các quỹ đầu tư, chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước; đại diện các sở, ban ngành, hội đoàn thể, UBND các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh. Đặc biệt, diễn đàn có sự tham gia và đưa tin của các cơ quan thông tấn báo chí và các doanh nghiệp trên đia ban tỉnh Bình Định.
TS.Lê Văn Nguyên, Viện trưởng Viện Quản trị và Thương mại Điện tử
TS.Lê Văn Nguyên, Viện trưởng Viện Quản trị và Thương mại Điện tử chia sẻ: "Việt Nam cần căn cứ vào thực tiễn và kinh nghệm quốc tế để hoàn thiện chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon, từ đó thúc đẩy các hành động ứng phó biến đổi khí hậu và tìm kiếm nguồn kinh phí để thực hiện… Phát triển thị trường carbon là một trong những giải pháp mà các quốc gia đang triển khai thực hiện trong những năm gần đây để thúc đẩy các hành động ứng phó biến đổi khí hậu và tìm kiếm nguồn kinh phí để thực hiện. Việt Nam đang trong quá trình thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn trao đổi tín chỉ carbon từ năm 2025 với kỳ vọng vận hành chính thức hệ thống mua bán tín chỉ carbon vào năm 2028. Đáng chú ý, Việt Nam là một quốc gia có mức độ ô nhiễm môi trường cao và dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu, trong đó, rừng ngập mặn là một hệ sinh thái quan trọng phân bố dọc theo các khu vực bờ biển và các đảo, có khả năng tích trữ và hấp thụ carbon rất cao và do đó giúp giảm thiểu việc phát thải khí nhà kính.
Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng gia tăng, bài toán phát triển bền vững và xây dựng các thành phố xanh, thông minh đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia – trong đó có Việt Nam. Một trong những giải pháp đột phá mang tính xu thế chính là việc ứng dụng mô hình nền tảng chia sẻ (platform sharing) – không chỉ tối ưu nguồn lực mà còn thúc đẩy lối sống xanh và tinh thần cộng đồng trong xã hội hiện đại. Hội nghị một vị diễn giả đặc biệt – người tiên phong trong việc xây dựng mô hình platform chia sẻ tiện ích công cộng tại Việt Nam, mang đến một giải pháp công nghệ sáng tạo, đầy tính nhân văn, hướng đến sự kết nối – tiết kiệm – bền vững cho đô thị.
Ông Dương Lập Phu, Tổng giám đốc Trung tâm kinh tế và thương mại Trung Quốc - ASEAN
Ông Dương Lập Phu, Tổng giám đốc Trung tâm kinh tế và thương mại Trung Quốc - ASEAN, Khu Ươm tạo Thương mại điện tử xuyên biên giới chia sẻ: "Kinh nghiệm thành công của thương mại điện tử Trung Quốc bao gồm việc nắm bắt cơ hội từ sự thay đổi công nghệ, không ngừng đổi mới mô hình kinh doanh, cũng như sự hỗ trợ từ chính sách của chính phủ. Những điều này có ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với sự phát triển của thị trường thương mại điện tử Việt Nam.Thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam cũng đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, với quy mô tăng trưởng 28,5% vào năm 2023. Thương mại điện tử xuyên biên giới đã mở ra không gian thị trường rộng lớn hơn cho doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam không chỉ có tiềm năng lớn ở trong nước, mà qua thương mại điện tử xuyên biên giới, các sản phẩm có thể được đưa ra toàn cầu, mang lại vô tận khả năng cho những người khởi nghiệp. Mặc dù thị trường thương mại điện tử Việt Nam đầy cơ hội, song cũng đang đối mặt với một số thách thức, tổng kết lại chủ yếu gồm những mặt sau:
1. Chuỗi cung ứng và các dịch vụ hỗ trợ trong nước của Việt Nam chưa đủ mạnh, làm hạn chế khả năng cung ứng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
2. Cơ sở hạ tầng logistics cần được hoàn thiện, phạm vi và hiệu quả của dịch vụ chuyển phát nhanh cần được nâng cao.
3. Hiện nay, hơn một phần ba giao dịch thương mại điện tử vẫn dựa vào thanh toán bằng tiền mặt (COD), điều này đã phần nào hạn chế sự tiện lợi và an toàn của giao dịch thương mại điện tử.
4. Ngành thương mại điện tử cần những người có kiến thức chuyên môn và kỹ năng, song Việt Nam hiện nay vẫn thiếu hụt nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại điện tử.
HỘI NGHỊ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XUYÊN BIÊN GIỚI VÀ ĐẦU TƯ KHỞI NGHIỆP TỈNH BÌNH ĐỊNH
Ông Nguyễn Hữu Hà – Phó giám đốc sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình Định
Ông Nguyễn Hữu Hà – Phó giám đốc sở khoa học và công nghệ tỉnh Bình Định chia sẻ: "Hình thành mới 10 doanh nghiệp KH&CN, hỗ trợ thương mại hóa nhiều sản phẩm sáng tạo, kết quả nghiên cứu. Tỉnh đang phát triển Khu đô thị Khoa học Quy Hòa với nòng cốt là Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành, xây dựng Trung tâm Trí tuệ nhân tạo – Đô thị phụ trợ tiến đến từng bước hình thành Trung tâm Trí tuệ nhân tạo tại Bình Định. Công tác quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng KH,CN&ĐMST có nhiều đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả. Công tác thanh, kiểm tra; hợp tác và hội nhập quốc tế; chuyển giao công nghệ; cải cách, hiện đại hóa nền hành chính… đạt nhiều kết quả tích cực. chính sách phát triển KH,CN&ĐMST; sở hữu trí tuệ; công nghệ sinh học; thực hiện các chương trình KH&CN quốc gia Bộ đang triển khai; công nghệ chế biến sản phẩm nông nghiệp; vai trò của KH&CN trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; chuyển giao công nghệ; công nghệ chế biến các sản phẩm; hoạt động khởi nghiệp, ĐMST tại địa phương; công tác đào tạo nguồn nhân lực…"
Ông Phạm Ngọc Sinh – Phó giám đốc sở khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Nam
Nâng cao nhận thức và sự sẵn sàng cho Thương Mại Điện Tử Xuyên Biên Giới tại Việt Nam thông qua tăng cường hợp tác với các cơ quan chính phủ và tăng cường đào tạo cho doanh nghiệp trong nước để thành công khi tiến vào thị thương mại điện tử xuyên biên giới.Xây dựng thương hiệu toàn cầu cho sản phẩm Made-in-Vietnam: Khuyến khích các nhà sản xuất và các doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam chung tay cùng xây dựng thương hiệu toàn cầu cho sản phẩm Việt và tạo dấu ấn trên bản đồ quốc tế. Đóng góp vào sự phát triển bền vững và tích cực của cộng đồng doanh nhân khởi nghiệp Việt Nam với nhiều hơn các hoạt động, chương trình kết nối giữa nhà bán hàng và nhà sản xuất để cùng tạo ra những cách thức thúc đẩy thành công cho doanh nghiệp địa phương./.
Chỉ đạo nội dung: TS Đinh Việt Hoà
Thực hiện: Đình Thoại, Thế Hào, Hoa Dơn, Kim Huệ
Tổ chức SX: TS Lê Nguyên, TS Hoàng Anh Tuấn